Wednesday, April 30, 2014

Trường Ngô Quyền và Xứ Bưởi Của Tôi _Gs Phan Thông Hảo


 

I. Lúc mới về dạy trường Ngô Quyền.

Kể từ ngày nhận Sự Vụ Lệnh vào tháng 1 năm 1959 của Nha Trung Học bổ nhiệm tôi về dạy học tại Trung Học Ngô Quyền đến nay, tính ra cũng hơn 40 năm, dù tôi chỉ dạy tại đây tròn 4 năm. Tuy với thời gian ngắn ngủi như vậy, nhưng biết bao kỷ niệm vui buồn vẫn còn ít nhiều sống động trong lòng tôi, về các đồng nghiệp mà phần lớn nay đã ra người thiên cổ, về các em học sinh thân yêu mà tuổi đời không kém thầy dạy bao nhiêu, nay đã thành nhân, có con có cháu đầy đàn mà sống lưu lạc khắp mọi nơi trên thế giới hay vẫn còn tại quê nhà. Giờ đây tại quê người, với tuổi đời xế bóng, xin được ghi lại đôi dòng kỷ niệm về tình người, về xứ sở năm xưa nơi xứ Bưởi, mãi mãi khó quên. Nhưng rồi, tất cả sẽ trôi vào quá khứ, ngàn vạn năm khó tìm lại được. Những điều ghi lại sau đây, nhớ tới đâu ghi tới đó, không theo thứ tự rõ ràng cho lắm vì lâu quá rồi, cộng thêm tuổi già lú lẫn, thế nào cũng thiếu sót ít nhiều.

Bưởi Biên Hòa, Sông Đồng Nai _Gs Trần Thị Nguyệt Thu

   

Người ta bảo bưởi ngọt là tại đất Biên Hòa xưa kia là do núi lửa phun ra. Nhưng tôi cho là bưởi ngọt nhờ tưới bởi nước sông Đồng Nai.

Đôi Điều Cảm Nhận Với Quyết Định Trở Về Nước Hoạt Động của Chiến Sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh - Tg Nguyễn Vũ Bình


Mới nhận được email của Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành Động Cứu Nước, có nội dung nói về quyết định trở về nước hoạt động của nữ chiến sĩ Nguyễn ThịNgọc Hạnh, cùng với các văn bản gửi tới các Chính Phủ có liên quan tới Hiệp định Paris về Việt Nam.

Cảm nhận ban đầu của tôi là rất ngạc nhiên, cảm thấy thú vị, và sau cùng là khâm phục quyết định có phần“lạ lùng” của chị Ngọc Hạnh.

Tôi ngạc nhiên bởi vì, mới chỉ cách đây vài tuần thôi, chúng ta đã có một tù nhân lương tâm, được phóng thích và quyết định tỵ nạn chính trị ở Mỹ (với thông báo là đi chữa bệnh).

Tuesday, April 29, 2014

Quân Trừơng



Nữ Quân Nhân QL-VNCH (đẹp như minh tinh màn bạc!)

Có một điều cũng la, chúng tôi đã 17, 18 năm rồi, ngồi chuyện trò đủ thứ trên đời nhưng, chưa bao giờ hó hé đến “thao trường đổ mồ hôi”. Hôm nay nhân có tin Hải Quân Trung Tá Lê Bá Hùng là Hạm trưởng Khu Trục Hạm USS Lassen (DDG 82 ) đắc giá và tối tân của Mỹ vừa cặp bến Ðà Nẳng ngày 7 tháng 11 năm 2009, chú Mười Út bổng có ý kiến: “rằng sao ta không đả động gì đến trường đã dạy ta đánh giặc!?.

Tôi đề nghị, sáng nay anh Năm Lào Cai nói trước về thời gian thụ huấn ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung rồi Thủ Ðức. Tôi sẽ nói về Trường Ðại Học ChiếnTranh Chính Trị Ðà Lạt ngày mai.

[Khuông Vàng Thước Ngọc của Học Đường VNCH] Tấm hình cũ _Tg Diệp Hoàng Mai

Tấm hình chỉ đơn giản hai màu đen trắng – nhưng tôi đoan chắc – có đến bảy sắc cầu vồng kỷ niệm bàng bạc trong ký ức của thầy cô tôi. Hồi xưa trường còn ít lớp, hội đồng giáo sư chưa đông, nên thầy cô dạy cùng trường đều quen biết nhau, thân thiết lắm! Mỗi dịp nhà trường tổ chức “sự kiện”, là tiệm chụp hình Phạm Lung nổi tiếng ở Biên Hòa lại được mời đến, để ghi lại những hoạt động của trường.



Chú thích hình Thầy Cô: ( từ trái qua phải)

- Cô Khương Thị Bàn, cô Đặng Thị Trí, cô Đào Thị Nga, cô Nguyễn Thị Xuân Hồng, thầy hiệu trưởng Huỳnh Quốc Tuấn, cô Huỳnh Thị Tâm, cô Võ Thu Thủy, cô Huỳnh Thị Hội, cô Nguyễn Thị Luông, cô Đinh Thị Hòa ( hàng ngồi)

- Thầy Đào Mạnh Đạt, thầy Thân Trọng Hưng, thầy Dương Hòa Huân, thầy Hoàng Phùng Võ, thầy Nguyễn Sơn, thầy Phan Thanh Hoài, thầy Bùi Quang Huệ, thầy Phan Thông Hảo, thầy Nguyễn Thất Hiệp, thầy Hoàng Quí Nam, thầy Phạm Văn Tiếng, thầy Đinh Văn Sái ( hàng đứng)

Bức hình đã quá tuổi năm mươi, chụp trước lớp học “mượn” của trường Nữ Công Gia Chánh tỉnh Biên Hòa. Ngày xưa đi dạy, nữ giáo sư đều mặc áo dài, nam giáo sư mặc chemise “ đóng thùng” và thắt cravate.

Những dịp lễ có tính chất trang trọng, giáo sư nam đều phải mặc vest chỉnh tề. Đó là trang phục bắt buộc, theo qui định của Bộ Giáo Dục lúc bấy giờ.

Nhớ Về Trường Cũ Ngô Quyền _Tg Người Xứ Bưởi

             

Ngõ vào kỷ niệm

Nhớ lại, một buổi chiều tối mùa đông còn tuyết lạnh lắm, đi làm về thật ấm lòng khi thấy cuốn Đặc San Ngô Quyền 2003 (ĐSNQ-2003) từ Cali gởi qua. Xúc động tưởng như gặp lại được cố nhân. Xem kỹ từng tấm hình về trường cũ và thấp thoáng thấy lại những khuôn mặt từng quen nhau từ thời trung học. Say mê đọc đến nỗi con bé gái út sốt ruột lên tiếng “phê bình” nhắc khéo:

Sunday, April 27, 2014

Vị Tướng Tài Đức Song Toàn: Thiếu tướng Nguyễn văn Hiếu

Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn III, QL VNCH

Vị Tướng Tài Đức Song Toàn

Trong cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân Việt Nam Cộng Hòa chống lại làn sóng đỏ xâm lăng của khối cộng quốc tế, mà quân đội cộng sản Bắc Việt chính là con tốt, ngụy quyền Hà Nội là tay sai, xua người Việt giết người Việt, thì Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nỗ lực chính đã nhận trọng trách bảo vệ phần đất còn lại của nước Việt Nam Cộng Hòa dù còn non trẻ, vũ khí thiếu thốn, đã chận đứng được những đợt sóng cuồng chiến quá hung hãn của binh đội Bắc Việt, nhiều lúc tưởng chừng phải ngã quị, rồi cũng đứng lên được và đánh những trận long trời vang danh chiến sử. Để có thể làm được những điều kỳ diệu đó, QLVNCH đã hun đúc và cống hiến cho tổ quốc không biết bao nhiêu là anh hùng hào kiệt, mà đã đem máu xương viết thành những trang lịch sử chói lọi. Những vị tướng lãnh xuất sắc nhất của QLVNCH đã chứng minh với thế giới, với những nhà viết quân sử và với những người có thiên kiến khắt khe với Việt Nam Cộng Hòa lẫn thân cộng, rằng quân đội Việt Nam Cộng Hòa khi đã được chỉ huy bởi những anh hùng kiệt xuất, thì quân đội đó trở nên một quân đội thiện chiến, có khả năng bảo vệ được đất nước.

Vị Quốc Vong Thân: Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn



Photo: Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Chương Thiện và trung tá cố vấn Mỹ Craig Mandeville 


“Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán xét đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo cộng sản. Việt Nam muôn năm”.  _Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn

Đọc “Đường về Tchepone” của Nguyễn Kỳ Phong



Chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến ngầm chứa nhiều bí ẩn liên quan đến nhiều quốc gia, nhiều nhân vật và nhiều dữ kiện phức tạp và ngày nay dần dần những bí ẩn phần nào sáng tỏ qua những hồ sơ được giải mật. Một cuộc chiến đã được Hoa Kỳ tạo dựng ra tùy theo nhu cầu chiến lược và chiến thuật mà trong đó chính trị đã chi phối quân sự và ngoại giao.

Friday, April 25, 2014

Giờ cuối cùng của một đơn vị QL-VNCH tại Sài Gòn


  
Một Thiên Thần Mũ Đỏ chuẩn bị một “saut” nhảy dù

Không bao giờ chúng ta có thể ngờ được có ngày 30/04/1975 và không bao giờ, trước đó, chúng ta nghĩ rằng ngày 30/04/1975 chính là ngày vành khăn tang phủ lên đầu Bà Mẹ Việt Nam.

Đơn vị chúng tôi đang đùa giỡn với địch quân tại vùng ngoại ô Sài Gòn, khu xa lộ Đại Hàn nối liền từ ngã tư Quân Vận (Trung tâm huấn luyện Quang Trung) đến xa cảng Phú Lâm. Được lệnh nguyên Tiểu Đoàn phải về phòng thủ dọc theo Quốc lộ 1 từ ngã tư Quân Vận đến ngã ba Bà Quẹo trong đêm 27/4/1975.

Thursday, April 24, 2014

Thiên Tình Ca trong chiến tranh Việt Nam: Giòng Đời (Đặng Duy Lạc) và Hồi Âm...Giòng Đời (Nga Sài Gòn)


Đầu tháng 9-96, báo Ngày Nay ở Houston có đăng một lá thư, tác giả là một người đàn bà ký tên Nga (Sàigòn) gửi cho người yêu cũ Duy, tức Đại Tá Không Quân Đặng Duy Lạc, người đã viết đoản văn “Giòng Đời” trên Đặc san Ngàn Sao của Hội Không Quân Houston, số mùa Hè 92 với bút danh Duy Lạc.

“Giòng Đời” là một bài văn hồi tưởng về cuộc tình lỡ của tác giả trong thời niên thiếu. Đó là mối tình đầu, như rất nhiều mối tình đầu dang dở khác, ở cái thời đại mà tình yêu trai gái coi như trái cấm bởi vòng rào luân lý, và quan niệm tương giao nam nữ khắt khe của xã hội đương thời. Biết bao mối tình trong sáng, ngây thơ, chất phác, như những đóa hoa yêu hoa lệ nở rụt rè, rồi tan vỡ, để lại trong văn chương nhiều chuyện tình đẫm lệ, dư âm còn mãi đến bây giờ.

Phi vụ Tống Lệ Chân _Nguyễn Văn Ba, P/đ 237



"Tống Lệ Chân", mới nghe qua, như tên người con gái Trung Hoa, có nhan sắc đẹp tuyệt vời, tài danh nổi bật, được ghi trong sử sách lưu truyền cho hậu thế!

Tôi không biết mỹ danh đó có từ lúc nào, xuất xứ từ đâu? Nhưng nó đã chiếm một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong mùa Hè đỏ lửa 1972.

Nhiều sư đoàn chánh quy Bắc Việt được yểm trợ bởi chiến xa và đại pháo hạng nặng, ồ ạt tiến sang từ biên giới Campuchia và Hạ Lào, theo đường mòn Hồ Chí Minh, với mưu đồ đánh chiếm hai tỉnh Bình Long và Phước Long để thành lập chánh phủ gọi là "Mặt trận Giải phóng Miền Nam", gây hậu thuẫn quốc tế và đặt áp lực nặng nề cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tại Sàigòn.

Trận chiến đấu bi hùng cuối cùng của trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu _T/g: Nguyễn Anh Dũng & Lâm A Sáng


Tác Giả: Nguyễn Anh Dũng & Lâm A Sáng (Cựu Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu)

Từ bên bờ sông Bến Hải, vết xích chiến xa T54 và các sư đoàn Bắc quân đã xóa nát văn kiện hiệp định Ba Lê 1973, tiến dần về Nam. Như một thứ định mệnh oan nghiệt, cả nước bị ém chặc và bức tử theo ván bài chiến lược quốc tế được quyết định từ bên ngoài cương thổ Việt Nam. Từng tấc đất bị mất. Hoa Kỳ làm ngơ, thế giới cúi mặt... Mất Quảng Trị, Huế, Ðà Nẳng, Qui Nhơn, Cao Nguyên, Nha Trang, Phan Thiết...Và rồi đầu tháng Tư 75, Bắc quân bị Sư đoàn 18 BB của tướng Lê Minh Ðảo chận khựng tại Long Khánh 12 ngày đêm, sau đó địch tiếp tục tràn về ven biên ngoại ô Sài Gòn. Quân ta cứ rút, cứ rút.

Tuesday, April 22, 2014

Người Lính Nhỏ Mà Chính Khí Lớn: Tr/Sĩ Vũ Tiến Quang



Thiếu Sinh Quân VN tham dự lễ diễn hành trong ngày Quân Lực 19/6

Tr/Sĩ Vũ Tiến Quang Cái Bóng Của Hoài Văn Vương Trần Quốc Toản

( Trích trong bộ Lịch Sử Thiếu Sinh Quân Việt Nam )

Vũ Tiến Quang sinh ngày 10/09/1956 tại Kiên Hưng , tỉnh Chương Thiện . Thân phụ là hạ sĩ địa phương quân Vũ Tiến Đức . Ngày 20/03/1961 , trong một cuộc hành quân an ninh của quận , Hạ Sĩ Đức bị trúng đạn tử thương khi tuổi mới 25 . Ông để lại bà vợ trẻ với hai con . Con trai lớn , Vũ Tiến Quang 5 tuổi . Con gái tên Vũ Thị Quỳnh Chi mới tròn một năm . Vì có học , lại là quả phụ tử sĩ , bà Đức được thu dụng làm việc tại Chương Thiện , với nhiệm vụ khiêm tốn là thư ký toà hành chánh . Nhờ đồng lương thư ký , thêm vào tiền tử tuất cô nhi , quả phụ , nên đời sống của bà với hai con không đến nỗi thiếu thốn .

Monday, April 21, 2014

Trận đánh Phi Trường Phụng Dực, Ban Mê Thuột và những Khúc Bi Tráng cuối đời chiến binh



Ban Mê Thuột 

4 giờ sáng ngày 10.03.1975

Sau những trận mưa pháo suốt 2 tiếng đồng hồ, Cộng quân với chiến xa và biển người tiến chiếm Ban Mê Thuột. Và với một lực lượng đông gấp 10 lần, địch đã làm chủ tình hình ngay từ phút đầu.

Sự chống trả mãnh liệt của những đơn vị phòng thủ thị xã cùng với sự yểm trợ hữu hiệu gan dạ của các phi công anh hùng đã chặn bớt được sức tiến của quân thù.

Sunday, April 20, 2014

[Văn phong VNCH] Những người lính Địa Phương Quân trong rừng tràm U-Minh _Tg Lê Bình


Mùa xuân không đến

Dọc hai bờ kinh Cán Gáo thuộc vùng U Minh Hạ, gần một trăm chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa thuộc đại đội Biệt Lập Địa Phương Quân của Tiểu Khu Kiên Giang đã kín đáo di chuyển ra đây trước rạng đông để tránh sự theo dõi và phát giác của giao liên Cộng Sản mà chúng có thể dùng pháo gây thiệt hại trong lúc tập trung như thế.

Đại đội trinh sát này đã được trực thăng đổ xuống U Minh cách đây hơn mười tháng, theo lệnh của  Tướng Lê Văn Hưng, phối hợp cùng một số đơn vị bạn, kể cả hai tiểu đoàn của sư đoàn 21, mở chiến dịch "Làm Cỏ U Minh".

Thoáng nghe danh xưng của chiến dịch, mọi người đều cảm giác ngay một việc vô cùng khó khăn, thậm chí có kẻ bi quan rằng "không thể thực hiện được". Bởi các yếu tố bất lợi về địa thế sình lầy, lưng đầm, cây cối um tùm mù mịt, sông rạch chi chít, các cánh rừng tràm ngút ngàn tạo thành những lợi thế thiên nhiên cho các căn cứ hậu cần hay các đơn vị Cộng Sản bị quân ta đánh tan kéo về đây dưỡng quân chờ bổ sung. Vậy mà sau hơn năm tháng kể từ ngày ông Tướng 1 Sao nổi tiếng "Tử Thủ An Lộc" phát động, chiến dịch đã thể hiện đúng nghĩa của sự "Làm Cỏ" ấy với các chiến tích vẻ vang:

Trong 5 Ngày Cuối Cùng Của Cuộc Chiến Tranh Việt Nam


Ảnh: Chuẩn tướng Thiết Giáp Trần Quang Khôi khi còn mang cấp bậc đại tá /QLVNCH

Tình hình vào hạ tuần tháng 4-75 biến chuyển dồn dập. Áp lực ðịch ở mặt trận phía Ðông ngày càng nặng, tôi ðược Quân Ðoàn tãng cường Trung Ðoàn 8/SÐ5BB do Trung Tá Nguyễn Bá Mạnh Hùng chỉ huy. Lực lượng ðịch và Lực Lượng Xung Kích Quân Ðoàn III giằng co dữ dội trên tuyến Hưng Lộc – Ngã Ba Dầu Giây. Tôi buộc phải sử dụng hai quả bom CBU 55 của Không Quân Biên Hòa ðể chận ðứng ðịch và giải cứu Chiến Ðoàn 52/SÐ18BB của Ðại Tá Dũng khỏi bị tiêu diệt. Ở Sài Gòn có âm mưu lật ðổ Tổng Thống Nguyễn Vãn Thiệu, tôi ðược móc nối ðảo chánh nhưng cương quyết từ chối và tuyên bố chống lại. Phi trường Biên Hòa ðóng cửa.arvn_tank7

Saturday, April 19, 2014

Đi Thăm Chồng _TVG



Lời mở đầu:

Ngay sau ngày 30 tháng tư năm 1975, cộng sản đã bắt giam, đày đọa hàng trăm ngàn quân cán chính của VNCH trong hơn 100 trại tù mà cộng sản gọi là “trại cải tạo.” Nhiều gia đình miến Nam tự dưng mất chồng, mất cha, mất con, mất anh, mất em…

Sau đay là tâm sự của bà chị vợ tôi trong thời gian “đựợc phép” của cộng sản cho đi thăm chồng ở “trại cải tạo.” Ông anh cột chèo trong câu chuyên này là một cựu Đại úy Y sĩ của Sư đoàn TQLC (QLVNCH).

QL VNCH: Những người lính Nghĩa Quân xã Mỹ Nhơn, Ninh Thuận (Phan Rang) _MĐ Bùi Ðức Lạc



Những người lính Nghĩa Quân, QL VNCH

Anh hùng của đất nước chúng ta nhiều lắm, trong trận chiến tương tàn vừa qua, chúng ta đã được nghe đến tên tuổi của rất nhiều anh hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa như :

- Anh Nguyễn văn Sáu, Tiểu đoàn trưởng Biệt Kích Tỉnh Quảng Nam, hy sinh năm 1961 tại Kỳ Trà (Trà My), Tam Kỳ, Quảng Nam;

- Anh  quang Toản, Tiểu Đoàn Trưởng Địa Phương Quân, hy sinh năm 1973 tại Trảng Bàng, Tây Ninh;

Friday, April 18, 2014

Mũ Ðỏ_Ðoàn Phương Hải - Ký Sự Chiến Trường: Máu lửa...Charlie



Ảnh: Đại úy Đoàn Phương Hải (trái) và Trung tá Nguyễn Đình Bảo (phải)


Mô đất lạ chôn vùi thân bách chiến.
        Máu anh hùng to thắm lá cờ Nam. _ĐPH

- Tưởng nhớ Anh Năm Nguyễn Ðình Bảo, Khóa 14 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 11 Nhẩy Dù/QLVNCH.

- Nhớ "Ðệ Nhất Ẩm Sĩ, Cuồng Thái Y" Tô Phạm Liệu, Y Sĩ Trưởng Tiểu Ðoàn 11 Nhẩy Dù/QLVNCH.

- Các chiến hữu đã ở lại Charlie...

- Gửi Mễ, Duffy, và các bạn hữu để nhớ Charlie.

Thursday, April 17, 2014

Sư Đoàn 18 và những ngày tử chiến tại Xuân Lộc 4/1975 _Hồ Đinh – KBC4424



Tướng Lê Minh Đảo (đang nghe điện thoại) tư lệnh Sư Đoàn 18,  tại mặt trận Xuân Lộc 4/1975

Kính tặng Sư Ðòan 18BB, riêng Trung Đoàn 43BB Và Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế (TÐT/2/43)
Qua những tài liệu lịch sử đã bật mí, nên ngày nay ai cũng biết, trong suốt cuộc chiến Đông Dương lần thứ 2 (1960-1975), người Mỹ gần như cung cấp cho VNCH, tất cả vũ khí, quân trang, tiền bạc và những hệ lụy của cuộc đời mà bi thảm nhất là sự mất nước vào tạy cộng sản quốc tế.

Wednesday, April 16, 2014

Nhớ ngày 30/4/75: Những ngày cuối cùng trên Liên Tỉnh Lộ 7B



Liên Tỉnh Lộ 7B, 3/1975: Việt cộng pháo kích vào đoàn người di tản từ Pleiku, qua Phú Bổn xuống Tuy hòa

Theo hồi ký của Trung úy D. (Biệt Động Quân):

“Những trang sử bi thảm của một quân đội kiêu hùng”

Đoàn xe GMC của Trường Bộ binh Thủ Đức ngừng lại tại ngã tư Trương Minh Giảng-Tú Xương; trên đoàn xe là những sinh viên sĩ quan khóa 1/72 trừ bị. Họ đã nhập ngũ theo lịnh “Tổng động viên” sau Mùa Hè Đỏ Lửa. Tất cả vội vàng nhảy xuống xe rồi tản mát đi khắp hướng của Saigon. Hôm nay cũng là ngày Hiệp định Ba-Lê có hiệu lực trên toàn cõi VN; tôi là một trong những sinh viên sĩ quan ấy.

Saturday, April 12, 2014

Hồi ký của một Tùy Viên: Những Giờ Sau Cùng Của Tướng Nguyễn Khoa Nam _T/g Lê Ngọc Danh


(Trích sách "Nguyễn Khoa Nam")

Lời Tòa Soạn:

Cuốn sách Nguyễn Khoa Nam là một tài liệu lịch sử rất giá trị, dầy gần 600 trang, gồm trên 60 bài viết của các tướng lãnh, chiến hữu cũng như thân nhân Tướng Nam. Ðặc biệt có bài cảm nghĩ của cựu Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu và nhiều hình ảnh, tài liệu chưa từng công bố.

Muốn mua sách, xin liên lạc với Tòa Soạn Nguyệt San Ðoàn Kết.
Email: doanket@yahoo.com
Ðiện thoại: (512) 346-5810
Gía bán $20 Mỹ Kim

Ông Lê Ngọc Danh, cựu Trung úy QLVNCH, là Tùy viên Tư lệnh QÐIV-QK4 cho đến ngày 1 tháng 5 năm 1975. Ông là người đã trực tiếp chứng kiến cảnh cả hai vị tướng Nguyễn Khoa Nam và Lê Văn Hưng, Tư lệnh và Tư lệnh phó tự sát. Sau đây là chuyện ông kể trong "Hồi Ký Của Một Tuỳ Viên", trích từ sách "Nguyễn Khoa Nam". Sách được ra mắt vào lúc 1 giờ chiều thứ bẩy 28 tháng Tư 2001 tại Hội Quán Little Saigon Radio.

Tháng 4 năm 1975

[Văn phong VNCH] Màn Cuối Đời Chiến Binh: Trận Phan Rang 4/1975 _Th./tá Trương Dưỡng SĐND




Màn cuối Đời Chiến Binh 
Cảnh đồ thán sanh linh 
Quân dân gườm tay súng 
Thề giữ nước hết mình!

Bắt đầu tháng 3/75 trở đi, chiến cuộc ở Miền Nam VN trở nên rất khốc liệt! Cộng quân dốc toàn lực lượng để chiếm đoạt Miền Nam. Các tỉnh phía Bắc và phía Tây Cao Nguyên đã lần lượt mất vào tay CSBV.

Thực sự cuộc chiến Việt Nam từ sau hiệp định Genève 1954 không phải là cuộc chiến giữa Nam và Bắc thuần túy của dân tộc VN. Đây chính là bãi chiến trường giữa hai thế lực Tư Bản và Cộng Sản. Quân Lực VNCH đã được Mỹ trang bị và huấn luyện có thể nói là một quân đội có tầm vóc quốc tế. Rồi chính Mỹ đã “Xóa sổ” QLVNCH trong năm 1975! Chứ không phải CSBV! Đây là thân phận của một dân tộc nhược tiểu nghèo nàn, đành phải cam chịu sự tủi hờn, buông súng một cách nhục nhã!!! Một trò chơi của thế giới Tư Bản!

Friday, April 11, 2014

[Văn phong VNCH]: Đem Quá Khứ, Gửi Tương Lai _Giao Chỉ



Đồng bào đặt hoa tri ân lên bức tường tưởng niệm.

Thả Bóng về trời 

Khi những chiếc bóng bay bé nhỏ màu vàng bay lên trời San Jose tại History Park thì những giọt nước mắt đã chảy xuống.

Mỗi chiếc bóng như 1 linh hồn mang theo giải lụa có tên từng vị anh hùng. Có 2 bóng không bay đi mà còn vương vấn trên ngọn cây thật cao. Có người nói tướng Lê Nguyên Vỹ còn ở lại. Đó là hình ảnh trưa thứ bẩy 5 tháng 4-2014 khánh thành bức tường tưởng niệm 7 vị anh hùng tiêu biểu của Việt Nam Cộng Hòa đã tuẫn tiết tháng 4-1975.

[Văn phong VNCH]: Thương Tiếc Viết Về Tướng Nguyễn Khoa Nam


Hình Bìa Sách Nguyễn Khoa Nam
(Photo source: nguyen khoa nam.com)

Cuối tháng 3 năm 1998, anh Thời, cựu SVSQ khóa III Thủ Ðức đến nhà tôi mượn tấm ảnh của Tướng Nguyễn Khoa Nam và tặng tôi một số đặc san NKN do các anh đồng khóa ấn hành từ mấy năm nay. Anh Thời đã yêu cầu tôi viết vài hàng về anh Nam, người anh ruột của tôi. Tôi xúc động vô cùng! Từ mấy năm nay, tôi không muốn viết về anh Nam nữa, tôi muốn để cho tâm tư lắng xuống và nỗi buồn chia cắt ruột thịt sẽ vơi theo thời gian, nhưng với anh Thời và cũng như tất cả các anh cựu khóa III Thủ Ðức, tôi không thể từ chối được vì các anh là bạn của anh tôi. Ðến giờ phút này, các anh đã ngoài 70, còn ngồi lại với nhau để viết cho nhau và cho các chiến hữu QLVNCH những tâm tình, những kinh nghiệm. Ðó là điều đáng quý. Tôi kính trọng các anh là ở chỗ đó.

Thursday, April 10, 2014

[Văn phong VNCH] Tiểu Đoàn 42 Biệt Động Quân Cọp Ba Đầu Rằn (KBC4533)


Viết cho ngày 30 tháng Tư đen,

Viết cho những Biệt Động Quân trên khắp bốn vùng chiến thuật,

Để tưởng nhớ hương hồn Cố Thiếu Tá Quách Hồng Quang

Tiểu Đoàn Trưởng cuối cùng của Cọp Ba Đầu Rằn.

NGUYỄN KHẮP NƠI

Được tuyển chọn kỹ lưỡng, được huấn luyện đầy đủ, với kỹ thuật chợt ẩn chợt hiện, đánh nhanh đánh gọn, binh chủng Biệt Động Quân, từ khi mới được thành lập vào ngày 1 tháng Bẩy 1960, đã lập được rất nhiều chiến tích, làm kinh sợ kẻ thù và là niềm hãnh diện của những người trai thời chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Trong những tiểu đoàn nổi tiếng của các tiểu đoàn nổi tiếng nhất của Biệt Động Quân, chúng ta phải nói tới:

Tiểu Đoàn 42 “Cọp Ba Đầu Rằn” với vị Tiểu Đoàn Trưởng lừng danh: Thiếu Tá Lưu Trọng Kiệt.

Tiểu Đoàn 44 “Cọp Đen” với Thiếu Tá Nguyễn Văn Dần và huyền thoại “Nữ Hổ Tướng Hồ Thị Quế”.

Tiểu Đoàn 52 “Sấm Sét Miền Đông” do Thiếu Tá Nguyễn Hiệp làm Tiểu Đoàn Trưởng.

Wednesday, April 9, 2014

Hồi ký: Trung Đoàn 44 (SĐ23/VNCH) trong mùa hè đỏ lửa ở Kontum _Tr./Tá Ngô Văn Xuân


Lời Tòa Soạn: Trung tá Ngô Văn Xuân xuất thân khóa 17 trường Võ Bị Quốc gia Đà Lạt đã từng giữ chức vụ Đại đội trưởng Trinh sát thuộc Trung đoàn 11 Sư đoàn 7 Bộ binh, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 44 của Sư đoàn 23 Bộ binh, Trưởng phòng Hành quân Sư đoàn 23 và cuối cùng là Trung đoàn Trưởng Trung đoàn 44 Sư đoàn 23. Trong chiến đãu, ông đã 3 lần bị thương và sau khi VC chiếm miền Nam, ông đã bị đi cải tạo 13 năm. Ông đến Hoa Kỳ theo danh sách HO vào tháng 4/1992 và hiện đang cư ngụ tại vùng Bắc California.

”Mùa Hè Đỏ Lửa” trên vùng Cao nguyên mới đó mà đã 24 năm. Lửa chiến trường bây giờ đã nguội lạnh. Những chiến sĩ trẻ tuổi nhất của chiến trường lúc ấy, bây giờ cũng đã bước vào tuổi tứ tuần. Những cấp chỉ huy của mặt trận lúc ấy, sau bao thăng trầm dâu biển, giờ đây số còn sống sót cũng chẳng là baọ Đã có nhiều cuốn sách, hồi ký của nhiều tác giả viết về trận đánh mang tính quyết định này. Có người đã nhìn diễn tiến của trận chiến đó từ những góc độ khá cao, thậm chí có khi đã tường thuật 1 cách dửng dưng như 1 khán giả ngồi xem trên khán đài. Nhưng dầu sao, cũng còn nhiều khía cạnh đặc biệt của các trận chiến đó mà những người ngoại cuộc không thể thấy rõ hết được

Monday, April 7, 2014

QLVNCH: Dấu Chân Chiến Mã Trên Đất Hạ Lào _Tg Trần Đỗ Cẩm





Bối Cảnh Lịch Sử

Vào đầu năm 1971, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) cùng Bộ Tư Lệnh (BTL) Quân Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam quyết định tiến quân sang Hạ Lào để cắt đứt nguồn tiếp vận của Cộng Quân qua ngả đường mòn Hồ Chí Minh. Theo quan niệm hành quân, chiến dịch Hạ Lào năm 1971 được chia thành 4 giai đoạn chính.

Trong giai đoạn 1, lực lượng Hoa Kỳ sẽ khai thông và giữ an ninh đường số 9 từ Ðông Hà tới Khe Sanh để mở đường và chuẩn bị cho lực lượng VNCH tiến sang Lào vào giai đoạn 2. Sau khi chiếm giữ những vị trí chiến lược trong phần đất Lào, trong giai đoạn 3, lực lượng tấn công sẽ càn quét và phá hủy các kho tiếp vận của Cộng quân tại khu Hậu cần 604 quanh Tchépone. Giai đoạn 4 rút quân sẽ chọn một trong hai đường: một là rút thẳng về Việt Nam sau khi hoàn tất công tác phá hủy Hậu Cần 604; giải pháp 2 do Hoa Kỳ đề nghị, sẽ lui quân về hướng Ðông Nam, vừa đi vừa phá hủy thêm khu Hậu Cần 611 gần biên giới Việt Nam đối diện với thung lũng A Shau.

Sunday, April 6, 2014

[Văn phong VNCH] Tướng Lê Nguyên Vỹ

Tướng Lê Nguyên Vỹ về đảm nhiệm chức vụ Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh, khi ông còn mang cấp bực Ðại Tá, vào khoảng tháng 6 năm 73, trong lúc vết thương ở chân của ông chưa lành hẳn, bước đi còn khập khễng và chống gậy vì bị tai nạn trực thăng khi ông là Tư Lệnh Phó Sư Ðoàn 21 BB.

Ông là một vị chỉ huy gan dạ nổi tiếng nhất của Sư Ðoàn 5 BB lúc ông còn là Trung Ðoàn Trưởng: "Nhất Vỹ, nhì Gia" (Trung Tá Gia hình như họ Hà, Hà Văn Gia, vì đã lâu ngày tôi không nhớ rõ). Ðây là câu nói tôi được nghe nhiều lần nơi sĩ quan và binh sĩ khi rời quân trường về trình diện Sư Ðoàn vào tháng 1-68. Rất nhiều đồng bào và anh em chiến sĩ thuộc các đơn vị bạn quanh vùng Lái Thiêu, Bình Dương cho đến các tỉnh biên giới Bình Long, Phước Long đều biết đến tên ông. Có lẽ một phần vì tinh thần chiến đấu kiên trì và dũng cảm, một phần vì tánh tình nóng nảy như lửa đốt của ông.

[Văn phong VNCH] Trung úy Sơn _T/g Charles Kuralt. Hoàng Mai Đạt dịch


Ký giả truyền hình Charles Kuralt là một tên tuổi rất lớn trong giới truyền thông Hoa Kỳ. Người ta đã kính trọng ông không hẳn vì ông là một ký giả có thể bám sát thời sự trên thế giới, thông thạo các ngõ ngách quyền lực tại Hoa Thịnh Đốn hoặc có những thiên phóng sự điều tra, nhằm vạch trần tội ác của ai đó trong xã hội. Người Mỹ đã quí ông vì ông đã cho họ thấy đất nước này còn có những con người chất phác, giàu lòng bác ái và đầy tình người. Những "con người" của ông Charles Kuralt thường có một đời sống hoặc thói quen kỳ quặc một cách đáng yêu, đáng mến. Họ không xuất hiện trong những bản tin mà người thành phố vẫn đọc trên báo vào mỗi buổi sáng hoặc xem trên đài truyền hình vào mỗi buổi chiều. 

[Văn phong VNCH] Điều không nói ra _ T/g Nguyễn Trần Diệu Hương



Đồng bào chạy giặc cộng sản tháng 3, 1975

Không cần phải ước ao nhiều như trong câu hát "Ước gì nhà mình chung vách", hồi đó nhà chúng tôi ở cùng vách, nhưng không có chuyện tình cảm nào xảy ra vì năm tôi sắp vào lớp hai thì anh Tiên bay đi du học ở Nhật.

Ở căn nhà duplex trong cư xá thời đó, nhà tôi ở bên mặt, nhà anh ở bên trái. Mỗi lần xuống bếp, có một khoảng trống nhỏ, ở trên đỉnh bức tường ngăn đôi hai nhà, chỉ cần hét lên, chúng tôi có thể "nói chuyện" với nhau dù không thấy mặt nhau. Cư xá nhỏ nhưng có đủ mọi thứ cây cỏ từng hiện diện trong thơ văn Việt Nam: cây tre, cây sung, cây lêkima, cây trứng cá, hoa giấy, hoa quỳnh, hoa tigôn, hoa dạ lý, hoa tóc tiên, hoa trinh nữ…

Friday, April 4, 2014

[Văn phong VNCH] 39 năm nhìn lại _T/g Nguyễn Quý Đại



Việt cộng Lê Duẩn xác nhận hành động làm tay sai của mình và của ĐCSVN

*


Dép râu & nón cối từ miền Bắc vào "giải phóng" ... giày da, xế hộp của VNCH.